Cúng động thổ cần chuẩn bị gì? Văn khấn, nghi lễ và cấm kỵ khi cúng động thổ

Cúng động thổ hay còn gọi là lễ cúng Thổ Địa, là nghi thức “xin phép Thổ Địa” để khởi công xây dựng từ nhà ở đến công trình lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu những thứ cần chuẩn bị khi cúng động thổ đúng chuẩn phong thủy, bài văn khấn động thổ, nghi lễ và những điều cấm kỵ khi cúng động thổ.

?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Những thứ cần chuẩn bị khi cúng động thổ đúng chuẩn phong thủy

1. Lễ vật: Tùy theo phong tục và đặc điểm văn hóa từng vùng miền, mỗi nơi sẽ có một kiểu bày trí mâm lễ vật cúng động thổ khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng động thổ được chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ và chu đáo thì mới thuận lợi, suôn sẻ trong việc xây dựng. Tùy theo quan niệm hoặc đặc điểm của mỗi gia chủ mà có thể lựa chọn lễ vật cúng động thổ là lễ mặn hoặc lễ chay

Lễ vật cúng động thổ (lễ mặn) gồm:

  1. 1 miếng thịt lợn luộc, thường là thịt vai hoặc thịt ba chỉ hoặc miếng giò,
  2. 1 con gà trống luộc, gà trống tơ, có mào đẹp,
  3. 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  4. 1 bộ quần áo Quan Thần Linh
  5. 3 quả trứng gà luộc
  6. 5 loại quả khác nhau xếp thành đĩa
  7. 9 bông hoa đỏ
  8. 5 lễ vàng tiền
  9. 3 hũ muối – gạo – nước
  10. 1 chén gạo
  11. 1 bát nước
  12. 3 ly trà
  13. 1 cốc rượu trắng
  14. 1 Bao thuốc lá
  15. 1 đinh vàng hoa
  16. 2 cây nến hoặc đèn cầy
  17. 5 cái oản đỏ

Lễ vật cúng động thổ (lễ chay) gồm:

  1. 1 nải chuối (tượng trưng cho hành Mộc)
  2. 1 quả bưới (tượng trưng cho hành Kim)
  3. 3 đến 5 quả hồng đỏ hoặc quả màu đỏ hoặc 5 cái oản đỏ (tượng trưng cho hành Hỏa)
  4. 3 đến 5 quả Mận tím, hồng xiêm (sapoche) hoặc các loại quả có màu tím (Màu sắc sậm rõ của những loại quả này tượng trưng cho hành Thổ)
  5. 1 bát nước (tượng trưng cho hành Thủy)
  6. 2 cây nến hoặc đèn cầy
  7. 9 bông hoa đỏ
  8. 5 lễ vàng tiền
  9. 3 ly trà
  10. 1 đĩa xôi

2. Ngoài lễ vật, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số đồ sau:

  1. Bàn cao hoặc chiếu để sắp lễ
  2. Nhang và bật lửa để thắp nhang làm lễ
  3. Cuốc để làm nghi lễ cúng

Nghi lễ cúng động thổ

Sau khi chuẩn bị hoàn tất mâm lễ cúng, chủ tế hoặc thầy cúng sẽ là người thực hiện lễ cúng. Đối với các công trình xây dựng nhà ở, người thực hiện nghi thức này cũng có thể chính là chủ nhà. Các bước cúng lễ động thổ diễn ra như sau:

Bước 1: Chọn ngày giờ và người thực hiện lễ động thổ

Mỗi ngày đều có vận hung – vận cát riêng tương ứng với bản đồ sao và sự vận động của trời đất. Nên khi muốn làm lễ động thổ, gia chủ cần chọn ngày giờ hoàng đạo. Khi đó, đất trời hài hòa, ngày giờ phù hợp với tuổi, mệnh của gia chủ. Có như vậy thì mọi sự mới đạt được hanh thông.

Để chọn được ngày giờ tổ chức lễ động thổ, gia chủ nên tìm các thầy xem tuổi. Nếu gia chủ không hợp tuổi động thổ, có thể chọn người hợp tuổi và hợp mệnh của gia chủ để thay thế.

Bước 2: Chuẩn bị mâm đồ cúng động thổ

Sau khi chọn ngày chọn người rồi đến bước sắp xếp mâm cúng động thổ. Những đồ lễ đã được chuẩn bị xong thì gia chủ sẽ trực tiếp sắp xếp mâm cúng theo sự chỉ dẫn của thầy cúng.

Đa phần khi lễ động thổ sẽ mời thầy đến giúp. Nên lúc này gia chủ là người đứng bên hỗ trợ cho thầy tổ chức nghi lễ thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn có những chủ nhà có đủ kinh nghiệm và thời gian để tự cúng động thổ.

Điều này cũng rất nên làm. Việc tự cúng động thổ sẽ càng giúp nghi lễ trang trọng hơn. Đồng thời thể hiện trọn vẹn tâm ý thành kính của gia chủ hơn.

3. Bước 3: Thực hiện bài cúng động thổ làm nhà

Với cách cúng động thổ xây nhà, mâm lễ cúng động thổ sẽ được đặt ở vị trí giữa khu đất muốn động thổ.

Tiếp đó, gia chủ thắp 2 chiếc đèn cầy đã chuẩn bị sẵn ở hai bên. Đốt nhang 7 nén nếu gia chủ là nam, 9 nén nếu gia chủ là nữ. Sau khi thắp nhang xong thì người chủ trì bắt đầu đọc bài văn khấn cúng động thổ.

Bài văn khấn kết thúc cũng là lúc gia chủ sẽ là người cầm cuốc bổ nhát đầu tiên lên mảnh đất. Ngay sau đó, thợ xây nhà sẽ dùng cuốc đào từ nhát cuốc của gia chủ đã thực hiện trước đó mà khởi công.

Bài văn khấn động thổ

Để lễ cúng động thổ được chuẩn chỉ, trong trường hợp gia chủ tự hành lễ thì nên in bài cúng động thổ xây nhà để đọc. Bạn có thể tham khảo văn khuấn cúng động thổ như sau:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

  • Con lạy 9 phương Trời, con lạy 10 phương chư Phật, Chư Phật 10 phương.
  • Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy Quan Đương niên.
  • Con xin kính lạy các tôn thần bản xứ:
  • Tín chủ con là: …………

Ngụ tại địa chỉ: …………

Hôm nay là ngày … tháng …. năm…. Tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả. Xin thắp nén nhang thơm, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:

“ Hôm nay tín chủ chúng con khởi tạo…. (cất nóc, xây cổng, xây nhà, đổ móng…) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ dài lâu cho con cháu nhiều đời. Nay chọn được tháng tốt ngày lành, kính cáo chư vị thần linh, cúi mong soi xét và cho phép con được động thổ.

Tín chủ chúng con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời:

  • Ngài Kim Niên Đường Thái Tuế chí đức Tôn Thần.
  • Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
  • Bản xứ Thần linh Thổ địa.
  • Định Phúc Táo Quân.
  • Địa chúa Long Mạch Tôn Thần.

Cùng với tất cả các vị thần linh cai quản, cư ngụ trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, nhanh chóng hoàn thành như mong muốn. Đồng thời, mong cho mọi sự công việc, chủ tớ bình an.”

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin trước án, kính lễ mong được phù hộ.

  • Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần)

Những điều cấm kỵ khi cúng động thổ

Cúng động thổ là nghi lễ quan trọng. Bởi vậy, khi thực hiện nghi lễ này cần chú ý những vấn đề sau:

  • Về mặt trang phục hình thức: Những ai tham gia nghi lễ cúng trang phục yêu cầu phải chỉnh tề, đoan trang không váy ngắn, áo cộc hay ăn mặc hở hang khi cúng.
  • Chọn ngày giờ phù hợp với tuổi gia chủ để động thổ: Bạn nên đi tìm các thầy uy tín trong lĩnh vực này để xem giờ, ngày, tháng tốt để động thổ. Lựa chọn người sao cho không bị phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc.
  • Vái bốn phương, tám hướng khi thắp hương và hướng về mâm lễ để đọc bài cúng, bài khấn động thổ. Khi khấn phải quay mặt về mâm lễ để khấn và khấn thành tâm, chữ khi khấn đọc rõ ràng.
  • Đọc xong bài cúng, bài khấn và đợi nhang sắp hết thì gia chủ phải rải các đồ vật cúng như gạo, tiền vàng mã. Sau khi rải xong thì tự thân cuốc đất hoặc đặt viên gạch, đá lát đầu tiên vào công trình mới cho phép thợ khởi công.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng động thổ

Nguồn gốc

Cúng động thổ bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Hoa xưa, từ năm 113 Trước Công Nguyên, dưới thời Vũ Hán Đế trị vì. Theo dòng lịch sử, nghi lễ này được người Hoa truyền bá tới người Việt và duy trì đến tận ngày nay.

Xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên. Là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất. Hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền …. Người Việt Nam theo tín ngưỡng tin rằng. Nơi ở cũng như nơi công xưởng, cửa hàng, cơ quan, công ty làm ăn buôn bán đều có công thần địa thổ coi giữ.

Vì thế, mỗi khi có việc động chạm đến đất đai nhà cửa, công xưởng, cửa hàng, cửa hiệu, … Như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới… Là động đến công thần thổ địa, long mạch ở tại khu vực ấy. Cho nên cần có lễ vật dâng cúng. Và cầu khẩn các vị thần, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì. Cho mọi điều được may mắn.

Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phảỉ xây cất công trình. Bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó. Làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác. Để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi.

Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa. Thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình! Ngày nay cúng khởi công sửa nhà quan trọng không kém cúng khởi công xây dựng.

Lễ Cúng Động Thổ thường được tiến hành vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán hàng năm. Người Việt Nam với nhiều năm bị đô hộ cũng bị ảnh hưởng và tiến hành nghi lễ này như người Trung Hoa. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình vẫn lựa chọn ngày đẹp để làm lễ cúng động thổ.

Ý nghĩa

Báo cáo và cầu xin thần linh phù hộ

Xưa nay về phong thủy hay tâm linh vẫn thừa nhận “đất có thổ công, sông có hà bá”. Cho nên ở đất nào đều có thủ công cai quản và nếu động chạm đến đất đai. Như đào móng xây nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nâng nền. Thì đều động đến thổ thần, long mạch tại mảnh đất đó.

Vì vậy, bất kể bạn làm nhà mới hay sửa chữa nhà cửa, nâng nền, sửa chữa bếp.  Đều cần phải làm lễ khởi công sửa nhà cho thần linh thổ địa và tổ tiên trước là cáo lễ sau là để cầu mong sự bảo bọc, che chở trong quá trình làm để mọi việc hanh thông may mắn.

Mang đến may mắn

Có người thắc mắc cúng sửa nhà chung cư có cần không khi không đụng chạm tới đất.

Thực ra về cơ bản, ý nghĩa của việc cúng xây sửa nhà là cáo lễ và mong vận lành, xóa bỏ điều không may. Như vậy, việc cúng sửa nhà chung cư ngoài việc giải quyết yếu tố tâm lý là cầu an thì nó vẫn có ý nghĩa về phong thủy.

Đặc điểm của nhà chung cư là các tầng từ tầng 2 trở lên không chạm mặt đất. Nhưng thực tế nó thuộc kết cấu chung và bạn cũng thừa nhận rằng mỗi nhà đều có thờ thần thổ địa (thổ công). Mỗi nhà sẽ có một thổ công cai quản, bảo vệ. Vì vậy việc sửa nhà chung cư tuy thực tế không đụng chạm tới đất. Nhưng về tâm linh mặt sàn diện tích nhà bạn sử dụng chính là một mảnh đất có thần linh cư ngụ.